Bệnh viên Âu Cơ

Thai nhi 20 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

Đăng ngày: 16-04-2019 09:51 am

Thai nhi 20 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ
Sự phát triển của thai nhi 20 tuần tuổi
Thai nhi 20 tuần phát triển như thế nào?
Bé lúc này có kích thước của một quả chuối, dài khoảng 25 cm tính từ đầu đến gót chân và nặng khoảng 315g. Bé đang ngày càng chiếm chỗ hơn trong tử cung của mẹ và sự phát triển của em bé sẽ gây áp lực lên phổi, dạ dày, bàng quang và thận của mẹ.
Dưới lớp sáp bảo vệ, da của bé sẽ dày lên và phát triển các lớp da. Tóc và móng của bé cũng sẽ tiếp tục mọc.
Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 20
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Bác sĩ sẽ cho mẹ thực hiện siêu âm, xét nghiệm sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh. Siêu âm có thể xác định kích thước, vị trí của thai nhi và bất kỳ bất thường trong cấu trúc của xương và các cơ quan có thể được nhìn thấy trong thời gian này. Tùy thuộc vào vị trí của thai nhi, mẹ có thể biết là mình có thể quan hệ tình dục được hay không. Trong khi siêu âm, dây rốn, nhau thai và nước ối cũng có thể được kiểm tra. Hãy nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro và lợi thế của xét nghiệm này.
Những điều mẹ cần lưu ý là gì?
Mẹ nên xem xét làm ngân hàng máu cuống rốn. Ngân hàng máu cuống rốn là một thủ tục trong đó máu cuống rốn được lấy từ dây rốn của em bé ngay sau khi sinh và được bảo quản để có thể sử dụng trong tương lai khi cấy ghép tế bào gốc. Có hai cách chính để lưu máu dây rốn:
• Cộng đồng: Ngân hàng công sẽ thu thập và lưu trữ máu dây rốn để sử dụng cho bất kỳ bệnh nhân nào cần chữa bệnh.
• Tư nhân: Các gia đình có khả năng chi trả cho các dịch vụ sẽ cho các trung tâm giám sát việc thu thập và lưu trữ máu cuống rốn và máu này được lưu lại chỉ để gia đình đó sử dụng.
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 20 tuần
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Khám siêu âm lần thứ hai trong thai kỳ tuần 20 là một cách tốt để xem bé đang phát triển như thế nào và bảo đảm rằng tất cả mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp. Siêu âm vào ba tháng giữa của thai kỳ ngoài việc mang lại niềm vui khi nhìn ngắm bé còn cho mẹ và bác sĩ biết rõ tình hình sức khỏe tổng thể của bé và việc mang thai của bạn. Nếu mẹ lo ngại về lần siêu âm này, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn và làm rõ những vấn đề mà mẹ đang lo ngại.
Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?
Vào thời điểm mang thai 20 tuần, mẹ sẽ được chọc ối nếu mẹ đã quyết định thực hiện xét nghiệm này. Chọc ối được thực hiện vì lý do cụ thể, nhưng không phải là một xét nghiệm thường xuyên. Điều quan trọng là mẹ thảo luận về những lợi ích, rủi ro và hạn chế của các xét nghiệm với bác sĩ. Khi chọc ối, một mẫu dịch ối sẽ được lấy từ vị trí quanh bé. Mẫu này sẽ được kiểm tra để xem nếu bé có bất thường về di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down hay không.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 20
Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ tuần 20?
Thực phẩm hữu cơ hay thực phẩm vô cơ?
Sự khác biệt lớn nhất giữa sản phẩm hữu cơ và vô cơ là sản phẩm hữu cơ thường tốt hơn cho mẹ sau này. Sự khác biệt về hàm lượng dinh dưỡng của chúng không thực sự đáng kể. Có thể có một dư lượng thuốc trừ sâu ở thực phẩm vô cơ, nhưng chúng có thể được giảm thiểu bằng cách rửa, gọt vỏ hoặc chế biến như nấu chín thức ăn.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là mẹ nên ăn 5–9 khẩu phần trái cây và rau mỗi ngày. Nếu mẹ có ngân sách eo hẹp, mẹ không cần phải giới hạn thức ăn của mình bằng cách chỉ ăn các thực phẩm hữu cơ.
Đứng yên trong thời gian dài
Đừng đứng suốt cả ngày khi mẹ mang thai tuần 20. Hãy chịu khó đi bộ xung quanh. Đứng yên trong thời gian dài có xu hướng giảm huyết áp, và khi đang mang thai 20 tuần, vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn. Nếu huyết áp của mẹ giảm xuống, mẹ có thể bị mê sảng và có khả năng ngất xỉu. Mẹ có thể chống lại những rủi ro bằng cách đi bộ ngắn nhưng thường xuyên.
Việc mang đai thai sản cũng có thể giúp hỗ trợ bụng và phân phối trọng lượng vào ba tháng cuối của thai kỳ.